icon
icon
Đặt Lịch Hẹn
Thông tin bệnh nhân
Chọn Bệnh viện/ Phòng khám và chuyên khoa
Ngày và Giờ thích hợp
Bằng cách nhấn nút Đăng ký hoặc nút gửi thông tin đi, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.
icon
icon
icon
Submitted
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đặt hẹn tại . Chúng tôi sẽ cố gắng sắp xếp theo yêu cầu của bạn, tuy nhiên thời gian có thể thay đổi tùy theo lịch làm việc của bác sĩ. Chúng tôi sẽ liên hệ trong vòng 24 tiếng để xác nhận buổi hẹn.
icon

Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn, Bệnh Mắt, Chăm Sóc và Dinh Dưỡng Mắt

Quặm mi và những điều bạn cần biết

10 Tháng Năm, 2023

Mi mắt tuy là bộ phận rất nhỏ của mắt nhưng lại có vai trò rất quan trọng là bảo vệ đôi mắt khỏi các tác động từ môi trường như nắng, gió, bụi… Tuy nhiên nếu không chăm sóc cẩn thận, vùng mí mắt này có thể bị ảnh hưởng và gây nên một số bệnh lý nguy hiểm trong đó có có bệnh quặm mi (hay lông mi quặm).

Lông mi quặm gây khó khăn cho thị giác

Quặm mi là gì?

Quặn mi, hay còn gọi là lông mi quặm, là hiện tượng bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu. Nó khiến lông mi cọ xát với mắt, gây mẩn đỏ, kích ứng và trầy xước giác mạc của mắt. Điều này khiến cho phần giác mạc và kết mạc liên tục bị chà sát, dẫn đến tổn thương. 

Tuy chỉ biểu hiện ở vùng mi nhưng căn bệnh này khiến cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, đau đớn. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sẹo giác mạc, làm tăng nguy cơ bị viêm loét giác mạc. Nguy hiểm hơn, bệnh lý này có thể làm giảm sút thị lực và gây mù lòa hoàn toàn.

Lông mi quặm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thị giác như thế nào?

Quặm mi là tình trạng khi lông mi quấn vào nhau hoặc chồng lên nhau, gây khó chịu cho mắt và có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thị giác. Khi lông mi quặm, chúng có thể cản trở tầm nhìn của bạn và gây khó khăn trong việc đọc hoặc lái xe. Nếu không được chữa trị, chúng sẽ dẫn đến một số vấn đề thị giác khác. Ví dụ như viêm mi mắt, khô mắt và rụng mi. Do đó, việc điều trị đúng cách và kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Một số tác động của quặm mi đến sức khỏe thị giác như:

  • Gây mỏi mắt và khó chịu. Khi lông mi quặm, nó có thể chèn ép vào khu vực quanh mắt, gây khó chịu và mỏi mắt.
  • Gây sưng và viêm mí mắt. Bệnh lý này gây kích ứng da quanh mắt, dẫn đến sưng, viêm và ngứa.

Quặm mi có nguy hiểm không?

  • Gây khô mắt. Lông mi quặm cũng có thể làm giảm lượng khí oxy và hơi nước vào mắt, gây khô mắt và khó chịu.
  • Gây tổn thương giác mạc. Nếu tình trạng này quá nặng, nó có thể gây tổn thương đến giác mạc, vùng màu trắng của mắt, gây ra các vấn đề thị lực nghiêm trọng.
  • Gây nhiễm trùng. Nếu lông mi chứa bụi, vi khuẩn hoặc virus, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng khu vực quanh mắt.

Nguyên nhân dẫn đến quặm mi

Có rất nhiều nguyên nhân gây lông mi quặm nhưng hầu hết thường do một trong những nguyên nhân sau đây:

  • Quặm mi bẩm sinh. Đây là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi cọ sát vào giác mạc. Nguyên nhân là do khuyết tật cấu trúc của sụn mi làm tăng sản cơ vòng mi và lớp da. Tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây viêm loét giác mạc và để lại sẹo. Từ đó gây ảnh hưởng lâu dài đến thị lực của trẻ.
  • Quặm mi tuổi già. Nguyên nhân phổ biến nhất là do tuổi già. Quá trình lão hóa khiến các mô nâng đõ bị mi bị lỏng lẻo, dẫn đến quặm. Tình trạng này gây ngứa, khó chịu và chảy nước mắt, đỏ mắt…
  • Quặm mi do co thắt. Trường hợp này thường xảy ra ở mi dưới. Người bệnh sang chấn sau phẫu thuật hoặc bị viêm ở mắt có thể bị co thắt mi mạn tính. Việc nheo mắt kéo dài khiến bờ mi bị cuốn vào, tăng nguy cơ mắc phải vấn đề này.
  • Quặm mi do sẹo. Đây là biến chứng của bệnh kết mạc và sụn mi như mắt hột, hội chứng Stevens – Johnson, bỏng hóa chất, bệnh Pemphigut mắt… Sụn mi mắt khi đó bị uốn cong vào trong, kết giác mạc mi có sẹo, đôi khi có dính mi một phần.

Dấu hiệu nhận biết quặm mi

Quặm mi là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhận diện dấu hiệu của bệnh lý này. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết lông mi quặm mà bạn nên biết:

Hình ảnh mô tả quặm mi dưới

  • Mắt cảm thấy cộm, xốn và dường như có vật thể lạ trong mắt.
  • Đỏ mắt, mờ mắt.
  • Đau mắt khi nhìn những vật sáng hoặc nguồn ánh sáng mạnh.
  • Tiết dịch nhầy và đóng vảy cứng ở mi mắt.
  • Mắt thường cảm thấy ngứa và khó chịu.
  • Mắt thường xuyên chảy nước mắt.

Cụ thể, khi lông mi cọ xát vào giác mạc sẽ làm mắt khó chịu, về lâu dài sẽ làm tổn thương và gây trợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển nặng và kéo dài có thể gây ra bệnh viêm loét giác mạc, để lại đường sẹo xấu cho mắt và làm giảm thị lực.

Cách chữa lông mi quặm

Trong trường hợp nghi ngờ bệnh lý, bác sĩ sẽ sử dụng đèn khe toàn diện để kiểm tra phần phía trước. Từ đó, có cơ sở đánh giá sự phân bố của phần lông mi bị quặm này. Qua đó tìm ra nguyên nhân để phân biệt với các chẩn đoán khác.

Nếu bị quặm mi, người bệnh có thể dùng băng dính và kéo mi lật ra ngoài. Sử dụng các chất bôi trơn để nhỏ vào mắt, giúp giảm sự co xát. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Chữa lông mi quặm có phải phẫu thuật không? 

Đối với trường hợp nhẹ (chỉ có vài lông quặm và chưa có biến chứng), phương pháp đốt điện, áp lạnh hoặc là laser sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, các phương pháp này thường không có hiệu quả cao và hay tái phát, phải làm nhiều lần. 

Do đó, để cải thiện triệt để tình trạng này, các bác sĩ khuyên nên phẫu thuật không chỉ để bờ mi và hàng lông mi khít lại mà còn tái lập vị trí bình thường của mi. Phẫu thuật giúp trì hoãn khi bề mặt giác mạc còn nguyên vẹn. Trong khi đó, da mi phía thái dương có thể được treo hoặc khâu tạm thời để bảo vệ mắt không bị tổn thương nặng hơn.

Phẫu thuật tái định vị lông mi/nang lông

  • Đối với trường hợp quặm mi chiều ngang hay chùng mi. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn lại phần cơ rút mi dưới, đồng thời loại bỏ lớp sụn thể.
  • Đối với trường hợp tạo sẹo lớp sau: Các lớp mỏng và vòm phía sau thường có thể được kéo dài bằng việc sử dụng các mảnh ghép.

Phẫu thuật riệt lông mi/nang lông

Phương pháp này được áp dụng khi lông mi quặm thành từng phần hoặc cục bộ. Đối với phẫu thuật riệt lông mi/nang lông, có hai cách để thực hiện. Đó là dùng kẹp hoặc triệt lông mi bằng điện. 

Trong đó, việc sử dụng các loại kẹp thường để nhổ lông chỉ là phương thức xử lý nhất thời. Nguyên do là vì nó vẫn để lại nang lông. Khi đó, lông mi mọc trở lại thậm chí có thể cứng và gây cảm giác khó chịu hơn trước. Ngược lại, triệt lông mi bằng điện được cho là hiệu quả hơn. Nhưng nó đòi hỏi người bệnh phải chịu đau.

Ngoài phẫu thuật can thiệp, người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng. Ví dụ như hội chứng Stevens – Johnson hay bóng nước có sẹo ở mắt.