icon
icon
Đặt Lịch Hẹn
Thông tin bệnh nhân
Chọn Bệnh viện/ Phòng khám và chuyên khoa
Ngày và Giờ thích hợp
Bằng cách nhấn nút Đăng ký hoặc nút gửi thông tin đi, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.
icon
icon
icon
Submitted
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đặt hẹn tại . Chúng tôi sẽ cố gắng sắp xếp theo yêu cầu của bạn, tuy nhiên thời gian có thể thay đổi tùy theo lịch làm việc của bác sĩ. Chúng tôi sẽ liên hệ trong vòng 24 tiếng để xác nhận buổi hẹn.
icon

Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn, Lasik

Tật khúc xạ là gì?

28 Tháng Sáu, 2023

Tật khúc xạ là một rối loạn mắt rất phổ biến, xảy ra khi mắt không thể tập trung nhìn rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hệ quả của các tật khúc xạ là mờ tầm nhìn, đôi khi làm thị lực suy yếu.

Có 3 loại tật khúc xạ chính thường gặp:

  • Cận thị: nhìn xa mờ.
  • Viễn thị: nhìn gần mờ, khi viễn thị nặng thì nhìn mờ cả xa và gần.
  • Loạn thị: nhìn xa và gần đều mờ, đôi khi hình ảnh bị méo mó.

Các triệu chứng khi mắc tật khúc xạ

  • Nhìn mờ
  • Nhìn thấy bóng mờ bên cạnh, nhìn đôi.
  • Nheo mắt
  • Nghiêng đầu
  • Nhức đầu
  • Mỏi mắt, nhức mắt
  • Khó tập trung khi đọc hoặc nhìn vào máy tính

Nguyên nhân

Có 2 nhóm nguyên nhân gây tật khúc xạ:

  • Bẩm sinh, di truyền: nhiều trẻ sinh ra đã mắc tật khúc xạ. Cần lưu ý mặc dù có tính di truyền nhưng không nhất thiết cha mẹ có TKX thì con mới mắc TKX. Trường hợp này cần được phát hiện sớm để được đeo kính sớm mới giữ được sức nhìn tốt khi bé lớn lên.
  • Xuất hiện trong quá trình phát triển cơ thể: Khi cơ thể lớn lên nhãn cầu cũng lớn lên, khi nhãn cầu lớn lên không hài hòa sẽ sinh ra tật khúc xạ ở mắt, nhất là khi có các yếu tố nguy cơ như: sinh hoạt trong nhà, sinh hoạt trong không gian hẹp phần nhiều thời gian, ít có thời gian sinh hoạt ngoài trời, sử dụng mắt nhìn gần để đọc sách, học tập, máy tính qúa nhiều, học tập và sinh hoạt trong điều kiện ánh sáng không phù hợp, thiếu dinh dưỡng cho mắt…

Những lưu ý khi mắc tật khúc xạ

  • Để biết được bé có mắc tật khúc xạ hay không, có từ khi nào và tiến triển ra sao, chúng ta cần tầm soát sớm ngay từ lúc nhỏ khoảng 6 tháng tuổi tương tự như khám sức khỏe kiểm tra định kỳ, đặc biệt loại TKX bẩm sinh là đáng ngại cần phát hiện và can thiệp sớm.
  • Luôn cần khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần.
  • Thay đổi thói quen giúp bảo vệ mắt như:
    • Tăng cường thời gian sinh hoạt ngoài trời tối thiểu 2 giờ mỗi ngày.
    • Cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30-45 phút đối với các hoạt động học tập và nhìn gần.
    • Bổ sung các dưỡng chất giúp bảo vệ mắt: Vitamin A, C, E, Omega 3,…
    • Đeo kính râm có khả năng chống tia UVA, UVB

Các chuyên gia về Lasik & Khúc xạ @ Prima Saigon: