icon
icon
Đặt Lịch Hẹn
Thông tin bệnh nhân
Chọn Bệnh viện/ Phòng khám và chuyên khoa
Ngày và Giờ thích hợp
Bằng cách nhấn nút Đăng ký hoặc nút gửi thông tin đi, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.
icon
icon
icon
Đã đăng ký
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đặt hẹn tại . Chúng tôi sẽ cố gắng sắp xếp theo yêu cầu của bạn, tuy nhiên thời gian có thể thay đổi tùy theo lịch làm việc của bác sĩ. Chúng tôi sẽ liên hệ trong vòng 24 tiếng để xác nhận buổi hẹn.
icon

Mắt trẻ em, Tật khúc xạ, Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn

Câu hỏi thường gặp về Atropine 0.01% hạn chế độ cận trẻ em

3 Tháng Chín, 2023

Prima Saigon:Tật cận thị học đường đang bùng phát mạnh mẽ với số lượng ở trẻ em trong độ tuổi đi học mắc phải tăng nhanh. Ở giai đoạn phát triển, nguy cơ gia tăng độ cận thị ở mắt của trẻ là điều không thể tránh khỏi, do vậy việc áp dụng các biện pháp kiểm soát cận thị là hết sức cần thiết.

Một trong các giải pháp kiểm soát tiến triển cận thị được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa Atropine dựa trên nghiên cứu và thực nghiệm của các chuyên gia Singapore.

Một trong các giải pháp kiểm soát tiến triển cận thị được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa Atropine dựa trên nghiên cứu và thực nghiệm của các chuyên gia Singapore.

Một trong các giải pháp kiểm soát tiến triển cận thị được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa Atropine dựa trên nghiên cứu và thực nghiệm của các chuyên gia Singapore.

Thuốc được sử dụng cho các bệnh nhân là trẻ em theo chỉ định của bác sỹ. Dưới đây, hãy cùng Bs Quỳnh Hà, chuyên gia Khúc xạ & Lasik @ Prima Saigon giải đáp những câu hỏi thường gặp liên quan đến phương án hạn chế gia tăng độ cận hiệu quả này.

1. Thuốc có tác dụng đối với trẻ ở độ tuổi nào?

Độ tuổi khuyến cáo sử dụng thuốc hiệu quả là từ 6 tuổi trở lên có độ cận tăng ít nhất -0.5 Diop trong vòng 6 tháng trước đó. Trẻ 5 tuổi đang được nghiên cứu và sẽ có báo cáo mới nhất vào hội nghị ngành nhãn khoa châu Á năm 2021. Trẻ dưới 5 tuổi hiện chưa có nghiên cứu.

2. Thuốc Atropine 0.01% có tác dụng làm chậm tốc độ tăng độ cận thị hay không?

Có. Thực tế nghiên cứu và điều trị cho thấy độ cận thị ở trẻ em từ 6-12 tuổi tăng chậm lại 50% so với tăng tự nhiên sau 2 năm điều trị, 100% trẻ trong nghiên cứu ghi nhận tác dụng.

3. Liều dùng của thuốc Atropine 0.01% như thế nào và dùng trong bao lâu thì có tác dụng?

  • Liều dùng của thuốc: nhỏ vào mỗi mắt bị cận thị liều 1 giọt 1 lần / ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Tác dụng hiệu quả: Các bác sĩ khuyến cáo tra mắt hàng ngày và liên tục trong tối thiểu 6 tháng rồi theo dõi hiệu quả và tác dụng phụ. Sau đó tra duy trì tới 2 năm hoặc tới tận năm 18 tuổi (khi chiều cao đã tăng chậm lại).

4. Dùng thuốc Atropine 0.01% có tác hại gì không?

Thuốc có tác dụng phụ tại mắt: Bệnh nhân thường nhìn gần mờ vào buổi sáng do giãn đồng tử, tác dụng thay đổi theo màu mắt, tác dụng này sẽ hết khoảng 1-2 giờ sau khi thức dậy. Nguyên nhân là do atropin nồng độ thấp ảnh hưởng nhất định đến kích thước đồng tử, khả năng điều tiết và nhìn gần. Thuốc chưa có ghi nhận tác dụng phụ toàn thân và rất hiếm gặp phản ứng dị ứng.

Bệnh nhân thường nhìn gần mờ vào buổi sáng do giãn đồng tử

Bệnh nhân thường nhìn gần mờ vào buổi sáng do giãn đồng tử

5. Việc sử dụng thuốc atropine 0,01% cho chỉ định kiểm soát cận thị ở trẻ em vẫn được phê duyệt chính thức (Off-label use) ở Singapore và Việt Nam có đúng không?

Đúng. Chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt hạn chế gia tăng độ cận được đưa ra dựa trên nghiên cứu mở đầu của Gs. Donald Tan, các chuyên gia nhãn khoa đang dựa vào đó để tiến hành đánh giá tác dụng điều trị và tác dụng phụ khi dùng kéo dài. Đến khi có nhiều nghiên cứu có kết quả tương đồng và chứng minh được độ an toàn khi sử dụng kéo dài thì chỉ định này mới được phê duyệt chính thức.

6. Tôi có thể mua thuốc nhỏ mắt hạn chế tăng độ cận thị ở đâu?

Hiện nay sản phẩm này đã được bán rộng rãi tại các nhà thuốc của bệnh viện mắt tư nhân và công lập. Gia đình có thể mua theo đơn của bác sĩ để điều trị cho bé.

7. Tôi có thể tự mua thuốc này về tra cho bé để làm hạn chế sự gia tăng độ cận thị không?

Thuốc chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tra mắt. Khi trẻ bị cận thị, cha mẹ cần cho bé đi khám thị lực tại các cơ sở chuyên khoa uy tín và chú ý thăm khám định kỳ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để theo dõi được tình trạng mắt của trẻ một cách chính xác nhất

Thuốc chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tra mắt.

Thuốc chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tra mắt.

8. Con tôi không bị cận thị nhưng tôi muốn phòng ngừa thì có nên mua atropine 0.01% để tra cho bé không?

Không nên. Thuốc không có tác dụng phòng ngừa cận thị mà chỉ làm giảm tốc độ tăng độ cận thị.

9. Atropine 0.01% chỉ hiệu quả đối với cận thị thôi đúng không và thuốc không thể điều trị hết hẳn độ cận thị?

Đúng. Thuốc chỉ hiệu quả đối với trẻ có độ cận thị tiến triển (có hoặc không kèm loạn thị). Tuyệt đối không dùng cho trẻ bị viễn thị vì atropine 0.01% ức chế sự phát triển chiều dài của trục nhãn cầu trong khi chiều dài trục nhãn cầu tăng sẽ giúp mắt bé giảm dần độ viễn thị. Còn các bé bị nhược thị thì phải thận trọng vì có thể làm giảm kết quả điều trị nhược thị.

Atropin không phải là phương pháp điều trị giúp triệt tiêu hết độ cận, chỉ có phẫu thuật Lasik, ReLEx SMILE hoặc Phakic ICL là phương pháp điều trị cận thị triệt để, phù hợp sử dụng cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên và mắt đủ các điều kiện phẫu thuật.

Trẻ mắc tật cận thị, luôn đi kèm với nguy cơ tăng độ liên tục trong suốt quá trình phát triển, thể hiện ở việc trẻ thường xuyên phải thay kính.

Trẻ mắc tật cận thị, luôn đi kèm với nguy cơ tăng độ liên tục trong suốt quá trình phát triển, thể hiện ở việc trẻ thường xuyên phải thay kính.

10. Thuốc atropin có tác dụng điều trị cho bệnh nhân trên 18 tuổi giống như khi dùng cho trẻ từ 6-12 tuổi không?

Không. Tác dụng giảm tốc độ tăng độ cận thị của hoạt chất atropin sulfat nói chung là dựa vào việc ức chế phát triển chiều dài trục nhãn cầu. Ở người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên), chiều dài trục nhãn cầu có thể coi như đã hoàn thiện. Do vậy, thuốc khả năng cao sẽ không có tác dụng với nhóm đối tượng này.

11. Dùng Atropine 0.01% là phương pháp duy nhất hạn chế tăng độ cận?

Không đúng. Có nhiều phương pháp hạn chế tăng độ cận ở trẻ em như sử dụng kính áp tròng ban đêm OrthoK, kính gọng đa tròng, kính tiếp xúc đa tròng, tăng thời gian hoạt động ở không gian rộng.

Prima Saigon: Theo một số nghiên cứu, trẻ sử dụng kính áp tròng cứng Ortho-K có hiệu quả làm chậm quá trình tiến triển cận thị khoảng 36-56% so với trẻ chỉ sử dụng kính gọng hay kính áp tròng mềm.

Prima Saigon: Theo một số nghiên cứu, trẻ sử dụng kính áp tròng cứng Ortho-K có hiệu quả làm chậm quá trình tiến triển cận thị khoảng 36-56% so với trẻ chỉ sử dụng kính gọng hay kính áp tròng mềm.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu đúng và rõ hơn về phương pháp nhỏ thuốc kiểm soát cận thị ở trẻ em.

Các chuyên gia Mắt Nhi & Khúc Xạ @ trung tâm Y Khoa Prima Saigon:

Liên hệ đặt lịch thăm khám Mắt cùng đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa đầu ngành tại Trung tâm Y Khoa  Prima Saigon:

  • Địa chỉ: 27 Kỳ Đồng, phường 9, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Số 27 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM
  • Website: https://primahealth.vn/en/
  • Giờ làm việc: 07:30 – 17:00 từ Thứ Hai – Thứ Bảy
  • HOTLINE : 0919-209-039 hay 1900 – 9115

Prima Saigon khuyến khích bệnh nhân đặt hẹn khám trước khi tới ít nhất 03 ngày việc để được ưu tiên sắp xếp lịch khám và giảm thời gian chờ đợi.