icon
icon
Đặt Lịch Hẹn
Thông tin bệnh nhân
Chọn Bệnh viện/ Phòng khám và chuyên khoa
Ngày và Giờ thích hợp
Bằng cách nhấn nút Đăng ký hoặc nút gửi thông tin đi, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.
icon
icon
icon
Đã đăng ký
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đặt hẹn tại . Chúng tôi sẽ cố gắng sắp xếp theo yêu cầu của bạn, tuy nhiên thời gian có thể thay đổi tùy theo lịch làm việc của bác sĩ. Chúng tôi sẽ liên hệ trong vòng 24 tiếng để xác nhận buổi hẹn.
icon

Mắt trẻ em, Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn

Cận thị có di truyền không? Cách hạn chế bị cận thị

27 Tháng Mười Hai, 2023

Vấn đề về cận thị có di truyền không gần như đang là mối bận tâm lớn của hầu hết các bậc phụ huynh hiện nay. Vì thế ta nên hiểu rõ hơn về đặc tính, nguyên nhân gây ra các tật khúc xạ nói chung cũng như tật cận thị nói riêng để có cách phòng chống cho con em mình hiệu quả.

Cận thị bẩm sinh thường được phát hiện khi trẻ mới chào đời hoặc dưới 6 tuổi

Cận thị bẩm sinh thường được phát hiện khi trẻ mới chào đời hoặc dưới 6 tuổi

Bài viết dưới đây của Trung Tâm Y Khoa Prima Saigon sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

1.1 Phụ thuộc vào yếu tố di truyền

Nếu cả bố và mẹ bị cận thị thì khả năng con sinh ra bị cận thị từ 33% đến 60%. Nếu một trong hai người bị cận thị và mắt người còn lại hoàn toàn bình thường thì khả năng con bị cận thị di truyền là khoảng 23% đến 40%. Còn nếu cả cha và mẹ không ai bị cận thị thì khả năng trẻ bị cận chỉ từ 6% trở lên và cao nhất là 15%.

1.2 Phụ thuộc vào yếu tố môi trường

Cận thị thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em ở độ tuổi từ 10 – 16 trong quá trình phát triển ở trẻ. Phần lớn là do các em học tập, nhìn gần nhiều và trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý. Đặc điểm của bệnh là độ cận nhẹ, bệnh tiến triển chậm, độ cận tăng chậm, độ cận thường ổn định đến tuổi trưởng thành, ít biến chứng.

Nguyên nhân cận thị trẻ em

Tiếp xúc thiết bị điện tử thời gian dài, không cho mắt nghỉ ngơi hợp lý là nguyên nhân phổ biến gây cận thị trẻ em hiện nay. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị do môi trường là chính những thói quen sinh hoạt thường ngày như chơi thiết bị điện tử nhiều, học và làm việc sai tư thế, không cung cấp đủ dinh dưỡng tốt cho mắt.

Tiếp xúc thiết bị điện tử thời gian dài, không cho mắt nghỉ ngơi hợp lý là nguyên nhân phổ biến gây cận thị trẻ em hiện nay.

Tiếp xúc thiết bị điện tử thời gian dài, không cho mắt nghỉ ngơi hợp lý là nguyên nhân phổ biến gây cận thị trẻ em hiện nay.

2. Cận thị có di truyền không?

Thông thường mọi người hay nghĩ đến nguyên nhân cận thị là do tiếp xúc với sách, tivi hay màn hình vi tính ở khoảng cách quá gần mà cận thị do di truyền có thể ít ai nghĩ đến. Nhưng khả năng di truyền bệnh cận thị là rất cao.

Khi bố mẹ cận thị sẽ rất dễ con cái mắc cận thị di truyền, và mức độ cận thị của bố mẹ cũng là yếu tố quyết định khả năng di truyền này. Thông thường khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ khi bố mẹ cận thị dưới 3 diop. Từ 6 diop trở lên thì khả năng truyền sang con cái là 100% nếu bố mẹ cận thị.

3. Các phương pháp hạn chế cận thị:

Nên hạn chế gây áp lực lên mắt bằng cách giảm thời gian xem tivi, làm việc với máy vi tính, các hoạt nhìn gần như đọc sách, xem thiết bị điện tử.. đối với người cận thị đọc sách không quá 45 phút.

  • Áp dụng quy tắc 20-20-20; Tập trung 20 phút, cho mắt nghỉ 20 giây, bằng cách nhìn xa 20 feet (6m)
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời giúp giải phóng mắt.
  • Bố trí nơi có đèn bàn hay cửa sổ với ánh sáng phù hợp ở nơi làm việc, học tập.
  • Tư thế ngồi học và làm việc đúng cách.

Không nên đọc sách khi nằm, quỳ cũng như khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông như: xe hơi, tàu hỏa,…

4. Cận thị di truyền ảnh hưởng thế nào?

Không những gây ảnh hưởng về học tập, sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc sau này của trẻ, tính thẩm mỹ trên gương mặt trẻ cũng bị ảnh hưởng đến.

Hoạt động ngoài trời có thể cải thiện sức khỏe mắt

Hoạt động ngoài trời có thể cải thiện sức khỏe mắt

Thường sẽ cận rất nặng (trên 8 độ) khi trẻ mắc bệnh cận thị bẩm sinh. Không chỉ thế do còn quá nhỏ khi lớn sẽ gặp các vấn đề bệnh lý như: bong võng mạc, glaucoma, thoái hóa hoàng điểm đe doạ mất thị lực vĩnh viễn khi trẻ mắc bệnh cận thị di truyền.

Chính vì thế những biện pháp khắc phục cũng như hạn chế sự việc xảy ra chúng ta cần có như:

  1. Với người bệnh cần tạo một môi trường lý tưởng: đó là với 1 môi trường đầy đủ ánh sáng, để mắt hạn chế điều tiết giúp không tăng độ cận quá nhanh.
  2. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: vitamin A, B2, B6… từ các loại rau củ quả, đảm bảo mắt bạn luôn được nuôi dưỡng khoẻ mạnh với đầy đủ các chất.

Thường xuyên 6 tháng 1 lần thực hiện thăm khám định kỳ mắt để được các bác sĩ đưa ra lời khuyên về mắt của bạn được tốt nhất.