icon
icon
Đặt Lịch Hẹn
Thông tin bệnh nhân
Chọn Bệnh viện/ Phòng khám và chuyên khoa
Ngày và Giờ thích hợp
Bằng cách nhấn nút Đăng ký hoặc nút gửi thông tin đi, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.
icon
icon
icon
Đã đăng ký
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đặt hẹn tại . Chúng tôi sẽ cố gắng sắp xếp theo yêu cầu của bạn, tuy nhiên thời gian có thể thay đổi tùy theo lịch làm việc của bác sĩ. Chúng tôi sẽ liên hệ trong vòng 24 tiếng để xác nhận buổi hẹn.
icon

Đục Thủy Tinh Thể, Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn

Dấu hiệu đục thủy tinh thể ở từng giai đoạn cần lưu ý

11 Tháng Một, 2024

Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây suy giảm thị lực và mù lòa hàng đầu hiện nay. Nắm được các dấu hiệu bệnh để thăm khám, điều trị bệnh sớm là cách giúp bảo vệ mắt hiệu quả.

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân chính gây mù lòa hiện nay

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể (Cataract) là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị biến tính và gấp khúc lại thành từng đám, làm cản trở đường truyền của tia sáng lên võng mạc, gây suy giảm thị lực.

Hầu hết tình trạng bệnh diễn tiến chậm, ban đầu không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, về sau, người bệnh gặp khó khăn trong việc lái xe, đọc sách và thực hiện các hoạt động thường nhật.

Một số loại đục thủy tinh thể thường gặp có thể kể đến:

  • Đục thủy tinh thể xơ cứng ở nhân (Nuclear cataracts): Đây là dạng mắt bị đục thủy tinh thể phổ biến nhất. Dạng này thường tiến triển chậm trong nhiều năm. Ở giai đoạn đầu, thủy tinh thể xơ cứng và chuyển màu vàng gây một số tật khúc xạ của mắt, nổi bật là tật cận thị.
  • Đục thủy tinh thể ở lớp vỏ (Cortical cataracts): Đây là tình trạng đục ở lớp vỏ ngoài cùng của mắt với triệu chứng nhìn mờ, khó nhìn thấy ánh sáng chói, thay đổi cả độ tương phản và độ sâu.
  • Đục thủy tinh thể bao sau (Posterior subcapsular cataracts): Đục bao sau là tình trạng thường gặp ở những người sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Bệnh có thể xuất hiện vài tháng đến vài năm sau phẫu thuật.
  • Đục thủy tinh thể dạng bẩm sinh (Congenital cataracts): Là tình trạng trẻ mới sinh ra mắt đã bị đục thủy tinh thể. Nguyên nhân xuất phát từ rối loạn di truyền hoặc mẹ mắc các bệnh như nhiễm sắc thể 13, hội chứng Down, rubella bẩm sinh, giang mai…

Đục thủy tinh thể nếu để kéo dài có thể gây biến chứng mất thị lực

Dấu hiệu đục thủy tinh thể cần chú ý

Cập nhật kỹ thuật mới để người bệnh được điều trị và chăm sóc mắt tốt nhất

Phẫu thuật viên @ Prima Saigon thực hiện phẫu thuật Đục thủy tinh thể (cườm khô)

Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau:

Dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể ở giai đoạn sớm

  • Mờ mắt: Thị lực bắt đầu giảm dần, mắt bị mỏi khi tập trung nhìn một vật gì đó.
  • Khó khăn khi lái xe vào ban đêm: Đục thủy tinh thể khiến mắt người bệnh mất cân bằng giữa bóng tối và ánh sáng, gây khó khăn khi lái xe vào ban đêm.
  • Mắt mờ như có màng che: Suy giảm thị lực khiến mắt bị mờ như có màng che, làm hình ảnh bị phai màu, màu không chuẩn.
  • Dấu hiệu đục thể thủy tinh giai đoạn muộn
  • Màu sắc của thủy tinh thể thay đổi, chúng bắt đầu đục hoặc sẫm màu hơn.
  • Nhìn thấy chấm đen trước mắt với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau, lơ lửng trong tầm nhìn.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng, khi gặp ánh sáng mặt trời hoặc đèn pha mắt trở nên khó chịu và phản xạ bằng cách nheo mắt lại.

Giảm nhận thức về màu sắc, một số màu sẽ nhợt nhạt hơn.

Song thị (nhìn đôi), xảy ra khi tình trạng mắt bị đục không đồng nhất, làm ánh sáng qua mắt không hội tụ đúng hoàng điểm gây ra nhìn đôi.

Mắt người đục thủy tinh thể thường nhạy cảm với ánh sáng hơn

Lưu ý, bệnh đục thủy tinh thể thường kéo dài khá lâu và nếu không được chú ý, quan tâm sẽ dễ nhầm tưởng với các bệnh lý ở mắt khác. Vì vậy, các triệu chứng cườm khô giai đoạn sớm dễ bị bỏ qua, đến khi bệnh chuyển biến nặng, thị lực mắt rất khó phục hồi, nguy cơ mù lòa rất cao.

Nguyên nhân đục thủy tinh thể

Nguyên nhân phổ biến gây đục thủy tinh thể là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Một số khác đến từ các rối loạn bẩm sinh, do tai nạn, chấn thương hoặc biến chứng bệnh lý khác. Các chuyên gia chia nguyên nhân gây đục thủy tinh thể thành hai nhóm chính sau:

Nguyên nhân nguyên phát

  • Bẩm sinh: Do rối loạn di truyền, rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn. Với nguyên nhân này, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thị lực của trẻ có thể phục hồi.
  • Tuổi tác: Có đến 80% người già trên 65 tuổi bị đục thủy tinh thể. Nguyên nhân là do quá trình lão hóa, các liên kết protein của thủy tinh thể không còn hoạt động tốt, dẫn đến mờ đục, cản trở tầm nhìn, mắt khó điều tiết, làm suy giảm thị lực và thậm chí mù lòa.

Đục thủy tinh thể chủ yếu xảy ra ở người trên 65 tuổi

Nguyên nhân thứ phát

Mắt thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi), ánh sáng tia chớp, tia hàn, tia X.

  • Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím từ ánh sáng của mặt trời.
  • Mắc các bệnh ở mắt: viêm kết mạc, bệnh giác mạc,.. nếu không được điều trị dứt điểm, tái đi tái lại cũng làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
  • Chấn thương ở mắt, tai biến, di chứng trong phẫu thuật mắt.
  • Người mắc các các bệnh lý như: béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường.
  • Người đang dùng liệu pháp thay thế hormone (HRT).
  • Lạm dụng các thuốc như corticosteroid.

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố dẫn đến đục thủy tinh thể như: Chế độ ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất; lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá; thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, khí thải độc; thường xuyên stress, căng thẳng…

Cách chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể

Prima Saigon: tiếp xúc thiết bị điện tử cũng dễ gây ra bệnh đục thủy tinh thể

Prima Saigon: tiếp xúc thiết bị điện tử cũng dễ gây ra bệnh đục thủy tinh thể

Để chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể, bác sĩ sẽ xem xét về lịch sử các bệnh lý của bạn và tiến hành kiểm tra mắt bằng một số xét nghiệm:

  • Kiểm tra thị lực: Bác sĩ sử dụng biểu đồ mắt để đo mức độ thị lực của bạn. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng thêm các thiết bị chuyên dụng với các chữ cái nhỏ dần và dựa vào đó để đánh giá thị lực.
  • Kiểm tra mắt bằng kính hiển vi: Kính hiển vi cho phép bác sĩ nhìn thấy cấu trúc ở phía trước mắt của bạn, giúp dễ dàng phát hiện các bất thường trong mắt.
  • Khám võng mạc: Bác sĩ sẽ nhỏ một loại thuốc chuyên dụng vào mắt giúp mở rộng đồng tử, để dễ dàng kiểm tra đáy mắt. Sau đó, sử dụng đèn khe hoặc kính soi đáy mắt để tìm dấu hiệu của đục thủy tinh thể.

Cách chữa đục thủy tinh thể

Dựa vào từng trường hợp cụ thể cũng như giai đoạn bệnh khác nhau mà bác sĩ @ Prima Saigon sẽ tư vấn phương pháp phù hợp. Một số phương pháp cải thiện đục thủy tinh thể phổ hiện nay bạn có thể tham khảo:

Chú Lương và bác sĩ Thùy An, bác sĩ phẫu thuật đục thủy tinh thể cho chú

Chú Lương và bác sĩ Thùy An, bác sĩ phẫu thuật đục thủy tinh thể cho chú

Điều trị bằng kính: Ở giai đoạn sớm, thị lực chưa suy giảm nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đeo kính hoặc sử dụng kính lúp để cải thiện thị lực cho mắt.

Phẫu thuật: Nếu người bệnh bị mất thị lực và không thể sử dụng thuốc hoặc đeo kính, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để thay thế thủy tinh thể nhân tạo. Hiện nay, phẫu thuật Phaco là một trong những phương pháp hiệu quả và an toàn trong việc cải thiện thị lực, khắc phục đục thủy tinh thể được nhiều chuyên gia khuyến nghị.

Biện pháp phòng ngừa đục thủy tinh thể

Chủ động phòng ngừa đục thủy tinh thể từ sớm giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ suy giảm thị lực và mù lòa. Một số biện pháp phòng ngừa đục thủy tinh thể bạn cần lưu ý:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt, bổ sung dinh dưỡng thiếu yếu để bảo vệ thủy tinh thể như: cá hồi, cà rốt, việt quất, súp lơ, ớt chuông, khoai lang, óc chó…
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử: máy tính, tivi, điện thoại…
  • Tránh xa các yếu tố gây ra đục thủy tinh thể: rượu bia, khói thuốc lá.

Trang bị thiết bị bảo hộ chuyên dụng khi làm việc theo đặc thù công việc, đeo kính râm khi ra ngoài trời.

Chủ động thăm khám ngay khi mắt có các dấu hiệu bất thường ban đầu: mỏi mắt, nhìn mờ, nhòe, nhức mắt, khô mắt, đau mắt, nhìn đôi…

Người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường… cần tích cực điều trị bệnh và chia sẻ với bác sĩ ngay khi xuất hiện các bất thường ở mắt.

Câu hỏi thường gặp về bệnh đục thủy tinh thể

1. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đục thủy tinh thể như thế nào?

Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị đục thủy tinh thể của bác sĩ @ Prima Saigon, chế độ dinh dưỡng khoa học là cần thiết hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của thủy tinh thể. Để làm chậm quá trình đục thủy tinh thể cần cung cấp các loại vitamin như A, C, E và một số nguyên tố vi lượng như, sắt, kẽm…

Một số thực phẩm tốt cho người bệnh đục thủy tinh thể như: thịt nạc, sữa bỏ, sữa đậu nành, cà rốt, cà chua, ớt, rau chân vịt, bắp cải, táo, lê, gan, sữa, trứng…

2. Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến thể chất (đi lại khó khăn, khó khăn trong sinh hoạt cá nhân), ảnh hưởng đến tâm lý khiến người bệnh cảm giác tự ti, chán chường, bất lực….Đặc biệt, có đến gần 70% nguyên nhân mù lòa là do đục thủy tinh thể. Việc phát hiện chậm trễ, chủ quan với các dấu hiệu ban đầu là nguyên nhân chính khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn, tốn kém và tăng nguy cơ mù lòa.

3. Chi phí phẫu thuật đục thủy tinh thể khoảng bao nhiêu?

Hiện nay, chi phí phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể dao động khoảng từ 4 đến 42 triệu, bao gồm: chi phí phẫu thuật, loại thủy tinh thể nhân tạo lựa chọn, các loại thuốc, trong đó chưa gồm chi phí xét nghiệm, các đợt tái khám và chi phí điều trị các bệnh lý kèm theo (nếu có).

Đục thủy tinh thể được xếp vào bệnh lý nguy hiểm ở mắt với nguy cơ mù lòa cao. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở chuyên Nhãn khoa thăm khám và kiểm tra. Để phòng ngừa bảo vệ mắt khỏi đục thủy tinh thể, bạn cần xây dựng lối sống khoa học và đừng quên bổ sung 1 viên WIT mỗi ngày để chăm sóc, bảo vệ mắt từ bên trong.

Các chuyên gia bệnh lý Mắt tại trung tâm Y Khoa Prima Saigon

Liên hệ

Prima Saigon là một trong những bệnh viện Mắt Uy tín  tại Việt Nam, được đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam Công Nhận

Liên hệ đặt lịch thăm khám Mắt cùng đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa đầu ngành tại Trung tâm Y Khoa  Prima Saigon

  • Địa chỉ: 27 Kỳ Đồng, phường 9, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Số 27 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM
  • Website: https://primahealth.vn/en/
  • Giờ làm việc: 07:30 – 17:00 từ Thứ Hai – Thứ Bảy
  • HOTLINE : 0919-209-039 hay 1900 – 9115

Prima Saigon khuyến khích bệnh nhân đặt hẹn khám trước khi tới ít nhất 03 ngày việc để được ưu tiên sắp xếp lịch khám và giảm thời gian chờ đợi.