icon
icon
Đặt Lịch Hẹn
Thông tin bệnh nhân
Chọn Bệnh viện/ Phòng khám và chuyên khoa
Ngày và Giờ thích hợp
Bằng cách nhấn nút Đăng ký hoặc nút gửi thông tin đi, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.
icon
icon
icon
Submitted
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đặt hẹn tại . Chúng tôi sẽ cố gắng sắp xếp theo yêu cầu của bạn, tuy nhiên thời gian có thể thay đổi tùy theo lịch làm việc của bác sĩ. Chúng tôi sẽ liên hệ trong vòng 24 tiếng để xác nhận buổi hẹn.
icon

Mắt, Bệnh Mắt, Cườm nước

Glaucoma – Kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng

28 Tháng Sáu, 2023

Glaucoma là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Phát hiện sớm và điều trị là rất quan trọng để phòng ngừa mất thị lực do Glaucoma.

Bệnh Glaucoma là gì?

Bệnh Glaucoma thường được biết đến với nhiều tên gọi khác như Cườm nước hay Thiên đầu thống. Bệnh chủ yếu xảy ra khi các tế bào hạch võng mạc và dây thần kinh thị giác bị tổn thương bởi áp lực bên trong mắt (nhãn áp) tăng quá mức bình thường. Điều này gây cản trở quá trình truyền tải tín hiệu từ mắt đến não, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực và thị trường. Theo thời gian, thị trường của người bệnh sẽ bị thu hẹp, thị lực của người bệnh sẽ giảm dần và dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị sớm và đúng cách.

Thực tế, người bệnh rất khó nhận biết các triệu chứng Glaucoma ngay từ giai đoạn đầu do bệnh diễn ra trong thầm lặng. Có đến 90% người mắc bệnh không có biểu hiện bệnh lý và triệu chứng rõ ràng. Vì vậy căn bệnh Glaucoma còn được xem là “Kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng”.

Bệnh Glaucoma thường chỉ được phát hiện trong các buổi khám mắt định kỳ hoặc khi bệnh đã tiến triển, ảnh hưởng đến thị lực hoặc thị trường. Trong trường hợp này có một số dấu hiệu cảnh báo không rõ ràng và không đặc hiệu như: nặng mắt, mỏi mắt, nhức mắt nhẹ thoáng qua, nhìn đèn có quầng xanh đỏ, lóe sáng nhẹ, thường phải dụi mắt, thu hẹp tầm nhìn.

Chỉ có trong trường hợp cơn Glaucoma cấp tính, người bệnh sẽ có các triệu chứng tại mắt và toàn thân rầm rộ của tình trạng tăng nhãn áp như: đau một bên đầu và mắt cùng bên dữ dội, giảm thị lực, nhìn mờ như có sương mù trước mắt, nhìn thấy quầng tán sắc khi nhìn vào đèn ban đêm, kích thích chảy nước mắt, nôn hoặc buồn nôn, người mệt lả.

Bệnh Glaucoma có phổ biến không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Glaucoma là 1 trong 3 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu bên cạnh đục thủy tinh thể và tật khúc xạ trên quy mô toàn cầu.

Ước tính 57.5 triệu người toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi Glaucoma góc mở nguyên phát với tỉ lệ lưu hành toàn cầu của bệnh là 2.2%.

Ở Châu  Âu, 7.8 triệu người bị ảnh hưởng bởi Glaucoma góc mở nguyên phát và tỉ lệ lưu hành là 2.51%. Hình thái bệnh Glaucoma phổ biến nhất ở Anh là Glaucoma góc mở nguyên phát, ảnh hưởng 2% tổng số người dưới 40 tuổi và 10% tổng số người trên 75 tuổi, đặc biệt là nhóm người gốc châu Phi – Caribe.

Ở châu Á, Glaucoma góc đóng nguyên phát chỉ ảnh hưởng khoảng 0.17% số người dưới 40 tuổi, đặc biệt ở các nước Đông Á. Tỉ lệ bệnh Glaucoma trong quần thể những người từ 40 – 80 tuổi là 3.54%.

Ở Việt Nam, theo báo cáo điều tra phòng chống mù lòa năm 2007: trên tổng số 409.200 người mù 2 mắt (chiếm 1.3% dân số), Glaucoma (6.5%) đứng thứ 3 sau đục thủy tinh thể (16.5%) và các bệnh lý võng mạc (16.5%).

Ít nhất một nửa số bệnh nhân Glaucoma không nhận biết được mình có bệnh. Ở một số nước đang phát triển, 90% bệnh nhân Glaucoma bị bỏ sót chẩn đoán.

Để chẩn đoán Glaucoma, người bệnh cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa Mắt để được thăm khám toàn diện. Bệnh nhân sẽ trải qua một quy trình từ thử thị lực, đo nhãn áp, khám soi đáy mắt, các thăm dò chức năng như đo thị trường, chụp cắt lớp võng mạc và gai thị để phát hiện tổn thương thần kinh thị giác cũng như thu hẹp thị trường.

Tổn thương thị trường và thần kinh thị giác có thể gặp trong nhiều bệnh. Tuy nhiên trong Glaucoma, tiến triển của hai loại tổn thương này rất âm thầm, người bệnh thường không tự nhận biết được cho đến khi đã ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng nhiều đến chức năng thị giác và chất lượng cuộc sống thì mới đi khám.

Điều trị bệnh Glaucoma như thế nào?

  1. Nguyên tắc chung:
    • Cách điều trị duy nhất cho tới thời điểm hiện tại là hạ nhãn áp. Có hai mức nhãn áp: không gây đau và an toàn.
    • Nhãn áp an toàn (nhãn áp đích) là mức áp lực trong nhãn cầu mà ở đó bệnh nhân không có cảm giác đau nhức đồng thời tiến triển của bệnh được kiểm soát tối đa; thị lực, thị trường được bảo tồn.
    • Thông thường, khi bắt đầu, bệnh nhân sẽ được điều trị để hạ nhãn áp về mức không gây đau. Tuy nhiên mức không gây đau chưa chắc đã là mức an toàn. Do vậy, bệnh nhân dễ chủ quan, bỏ theo dõi điều trị dẫn tới bệnh vẫn tiến triển gây tổn hại chất lượng thị giác trầm trọng.
    • Để bảo tồn chức năng thị giác, người bệnh glaucoma thậm chí cần nhớ lịch dùng thuốc, lịch khám lại hơn là các nhu cầu khác như mua sắm, giải trí.
  2. Điều trị cụ thể:
    • Bệnh nhân glaucoma sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ và thuốc uống hạ nhãn áp. Bên cạnh đó, để kiểm soát áp lực nội nhãn, tùy theo giai đoạn và hình thái Glaucoma, bệnh nhân sẽ được tiến hành can thiệp bằng các loại laser cắt mống mắt chu biên, tạo hình chân mống mắt, tạo hình vùng bè hoặc các loại phẫu thuật như cắt bè củng giác mạc, cắt củng mạc sâu, đặt thiết bị dẫn lưu hạ nhãn áp và phẫu thuật Glaucoma đặt van.

Người bệnh Glaucoma và lưu ý về thói quen sống

Bệnh nhân Glaucoma không nên lo lắng thái quá về phần lớn các hoạt động trong đời sống thường nhật của mình, đặc biệt là những gì thuộc về sở thích. Tuy nhiên, những trường hợp mắc Glaucoma ở giai đoạn trầm trọng nên lưu ý hạn chế những thói quen sau đây:

  • Yoga: Tư thế trồng chuối của Yoga khiến cho đầu thấp hơn hoặc ngang mức tim có thể làm tăng nhãn áp. Những bệnh nhân Glaucoma tập Yoga nên tránh những tư thế này.
  • Nhạc cụ hơi: Sử dụng một số nhạc cụ sử dụng hơi như trumpet, trombone làm tăng áp lực xung quanh mặt và đường hô hấp trên, từ đó gián tiếp gây tăng nhãn áp và có thể làm trầm trọng bệnh Glaucoma. Do vậy những bệnh nhân Glaucoma đặc biệt là trường hợp ở giai đoạn trầm trọng nên hạn chế chơi các loại nhạc cụ này. Một số nhạc cụ cần ít hơi hơn như flute, clarinet tương đối an toàn cho bệnh nhân Glaucoma.
  • Bơi: Đeo kính bơi dạng không trùm mũi được phát hiện là có thể gây tăng nhãn áp. Kính bơi càng chặt thì nguy cơ gây tăng nhãn áp càng cao. Kính bơi dạng trùm mũi (kính lặn) được cho là an toàn và ít ảnh hưởng tới nhãn áp hơn. Tuy nhiên việc đeo kính bơi thì chưa được chứng minh là nguy cơ gây xuất hiện hoặc tiến triển Glaucoma.
  • Thắt cà vạt: Không nên thắt khuy cổ áo sơ mi hoặc đeo cà vạt quá chặt vì sẽ làm tăng áp lực ở hệ tĩnh mạch vùng đầu cổ từ đó gây tăng nhãn áp.
  • Đi máy bay: Bay trên không trung chỉ làm tăng nhãn áp nhẹ thoáng qua nên nhìn chung là an toàn và không ảnh hưởng tới bệnh nhân Glaucoma.
  • Béo phì và tập thể thao: Béo phì được phát hiện có liên quan tới tăng nhãn áp. Giảm cân giúp dự phòng nhiều bệnh trong đó có Glaucoma.

Một số nghiên cứu cho thấy các bài tập thường xuyên ở cường độ trung bình đến mạnh như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ có thể làm giảm nhãn áp, có lợi cho người bệnh Glaucoma.

Tuy nhiên, trước khi quyết định theo đuổi một chương trình luyện tập, người bệnh nên tham khảo bác sĩ mắt. Nếu bệnh nhân mắc một tình trạng hiếm gặp như hội chứng phân ra sắc tố hoặc Glaucoma sắc tố thì nguy cơ tăng nhãn áp và tiến triển bệnh Glaucoma sau khi hoạt động thể lực mạnh là rất cao.

Dự phòng bệnh Glaucoma

Glaucoma là bệnh hiện chưa thể điều trị khỏi. Do vậy, chẩn đoán cũng như can thiệp sớm có vai trò rất quan trọng trong bảo tồn chức năng thị giác và là cách dự phòng hữu hiệu nhất cho người bệnh.

Để phát hiện sớm bệnh, cần sàng lọc định kỳ với những người:

  • Trên 40 tuổi (thường gặp ở nữ hơn nam).
  • Có tiền sử gia đình mắc Glaucoma.
  • Chủng tộc: châu Á (Glaucoma góc đóng), châu Phi (Glaucoma góc mở)
  • Mắc các tật khúc xạ: cận thị (Glaucoma góc mở), viễn thị (Glaucoma góc đóng).
  • Có các bệnh lý toàn thân: đái tháo đường, tăng huyết áp, hội chứng Raynaud (rối loạn vận mạch đầu chi), ngừng thở khi ngủ
  • Đã được chẩn đoán hội chứng giả bong bao hoặc hội chứng phân rã sắc tố
  • Sử dụng corticoid uống (Medrol điều trị các bệnh viêm khớp, tự miễn) và tra (Collydexa tự dùng khi ngứa, đỏ mắt) kéo dài.
  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ toàn thân, đảm bảo tuân thủ chỉ định của bác sĩ, sử dụng hợp lý thuốc điều trị sẽ giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện bệnh.

Đối với những người đã được chẩn đoán xác định có Glaucoma, đang theo dõi điều trị bằng thuốc, được điều trị bằng laser/ phẫu thuật cắt bè củng giác mạc/đặt thiết bị dẫn lưu hạ nhãn áp.

Cần được theo dõi định kỳ để phát hiện các thay đổi kín đáo về nhãn áp, cấu trúc dây thần kinh thị giác và chức năng (thị lực, thị trường) từ giai đoạn sớm.

Tiến triển của bệnh sẽ được kiểm soát khi nhãn áp sau can thiệp hạ từ 30 – 50% so với nhãn áp trước điều trị.

Khám mắt định kỳ để tầm soát và phát hiện sớm bệnh Glaucoma

Cách tốt nhất và hiệu quả nhất để có thể sớm phát hiện các bệnh Glaucoma là thường xuyên khám mắt định kỳ, cho dù bạn có hay không có các vấn đề về mắt. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh cườm nước kịp thời để tránh mất thị lực vĩnh viễn.

Mỗi nhóm đối tượng sẽ có thời gian khám mắt định kỳ khác nhau:

  • Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ nên được kiểm tra thị lực thường xuyên hơn trong suốt quá trình trưởng thành. Đặc biệt, trẻ bị cận thị cần khám mắt mỗi năm 1 lần.
  • Người trong độ tuổi 18 – 40: Nếu không gặp vấn đề về thị lực, nhóm đối tượng này chỉ cần khám mắt định kỳ mỗi 1 – 2 năm. Ngược lại, nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh Glaucoma (như có người thân mắc bệnh Glaucoma), hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa khoảng 6 – 12 tháng/lần hoặc thường xuyên hơn.
  • Người từ 40 tuổi trở lên: Càng lớn tuổi, bạn càng dễ bị cườm nước. Vì vậy, hãy khám mắt mỗi 6 tháng – 1 năm/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện bệnh và sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Các chuyên gia bệnh lý Mắt tại trung tâm Y Khoa Prima Saigon: