icon
icon
Đặt Lịch Hẹn
Thông tin bệnh nhân
Chọn Bệnh viện/ Phòng khám và chuyên khoa
Ngày và Giờ thích hợp
Bằng cách nhấn nút Đăng ký hoặc nút gửi thông tin đi, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.
icon
icon
icon
Submitted
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đặt hẹn tại . Chúng tôi sẽ cố gắng sắp xếp theo yêu cầu của bạn, tuy nhiên thời gian có thể thay đổi tùy theo lịch làm việc của bác sĩ. Chúng tôi sẽ liên hệ trong vòng 24 tiếng để xác nhận buổi hẹn.
icon

Mắt, Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn, Mắt trẻ em

Nhược thị ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

28 Tháng Sáu, 2023

Bệnh nhược thị là gì?

Nhược thị là tình tình trạng thị lực kém, thấp hơn 10/10 ở một bên hay cả hai bên mắt dù đã được chỉnh kính tối ưu và không đi kèm bất thường cấu trúc nhãn cầu hay bệnh lý ở mắt, xảy ra do sự trở ngại trong quá trình phát triển thị lực suốt thời thơ ấu, có thể kéo dài tình trạng này suốt đời.

Nguyên nhân gây nhược thị

Trong quá trình phát triển ở trẻ em, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não dần hình thành và hoàn thiện. Trong giai đoạn này bất kỳ nguyên nhân nào làm cản trở việc phát triển thị giác của hai mắt hoặc có sự tương tác bất thường giữa hai mắt dẫn đến việc hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác bị gián đoạn đều có thể gây nhược thị.

Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Do ngăn trở tiếp nhận ánh sáng đến vùng hoàng điểm như: Bệnh lý đục thủy tinh thể bẩm sinh, đục thủy tinh thể chấn thương, sụp mi bẩm sinh, đục giác mạc…
  • Lé (lác mắt): thường do lé một mắt thường xuyên. Ở Việt Nam có đến 50% trẻ bị lé gây nhược thị, tuy nhiên các bậc cha mẹ ít khi nhận ra được điều này, dẫn đến trẻ không được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Tật khúc xạ cao, đặc biệt có bất đồng khúc xạ hoặc không được chỉnh kính đúng. Mắt có độ khúc xạ cao hơn, võng mạc không ghi nhận được hình ảnh rõ nét, lâu dần gây nhược thị.

Kết hợp lé – tật khúc xạ

Các yếu tố nguy cơ: trẻ sinh non, nhẹ cân khi sinh, bệnh võng mạc trẻ sinh non, tiền sử gia đình có tật khúc xạ, người mẹ hút thuốc lá hay uống rượu trong thời gian mang thai …

Dấu hiệu của bệnh nhược thị

Nhiều trẻ không có dấu hiệu gì đặc biệt cho đến khi lần đầu tiên được phát hiện lúc kiểm tra thị lực cả hai mắt. Tuy nhiên, một số trẻ nhược thị có triệu chứng biểu hiện như:

  • Lé mắt: thường xảy ra ở lé một mắt thường xuyên
  • Than mỏi mắt
  • Nhìn mờ
  • Nghẹo cổ khi nhìn không rõ
  • Đôi lúc than nhức đầu, nhức mắt

Làm thế nào để chẩn đoán và phát hiện sớm trẻ bị nhược thị?

Khi trẻ đến thăm khám, bên cạnh khai thác bệnh sử của trẻ và các thành viên trong gia đình, trẻ sẽ được Bác sĩ chỉ định đo các thông số:

  • Đo thị lực
  • Đo khúc xạ chủ quan và khách quan
  • Đánh giá định thị một mắt
  • Đo độ lệch vận động nhãn cầu
  • Kiểm tra hợp thị cảm giác-vận động
  • Đánh giá chức năng điều tiết
  • Khám vận động nhãn cầu
  • Khám tổng quát mắt và toàn thân

Các biện pháp điều trị bệnh nhược thị

Nhược thị không được điều trị là một tổn hại sức khỏe mắt nghiêm trọng, nguy cơ bị mù lòa ở người bị nhược thị cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Việc điều trị hướng về hai nguyên nhân chính của nhược thị đó là: ngăn trở tạo ảnh trên võng mạc và ngăn trở thị giác hai mắt.

Điều trị theo nguyên nhân: Cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh như lé, đục thủy tinh thể, sụp mi, cận thị, viễn thị, loạn thị… sau đó lên phác đồ điều trị. Ví dụ: Nếu bị nhược thị do tật khúc xạ ở mắt thì có thể mang kính để điều chỉnh, sau đó tập phục hồi chức năng để cải thiện thị lực của mắt, trường hợp nhược thị do đục thủy tinh thể thì có thể phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể nhân tạo, trẻ bị sụp mí thì có thể phẫu thuật sụp mi…

Điều trị theo phương pháp tập luyện hồi phục chức năng thị giác: Ngoài điều trị nguyên nhân các bệnh tại mắt, trẻ cần tập luyện cho mắt nhược thị. Việc tập luyện nhằm kích thích phục hồi dẫn truyền của thần kinh thị giác, từ đó cải thiện thị lực bằng cách đeo kính và bịt mắt lành, tập chỉnh quang…Biện pháp dùng miếng dán để dán lên mắt khỏe mạnh nhằm kích thích thị lực của mắt yếu hơn và giúp các bộ phận não tham gia vào quá trình hoàn thiện phát triển thị lực được coi là phổ biến và đạt hiệu quả cao.

Tiên lượng của điều trị nhược thị nói chung là tốt, đặc biệt khi được chẩn đoán và điều trị sớm.

Phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh nhược thị là điều quan trọng

Tỷ lệ nhược thị gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi chiếm khoảng 3%. Sau 7- 8 tuổi, não bộ và thần kinh thị giác đã ổn định, nên mọi điều trị sau thời gian này thường kém hiệu quả. Do đó cần phải để ý phát hiện sớm trẻ bị nhược thị để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng nặng nề.

Cần thực hiện khám phát hiện sớm các nguyên nhân gây nhược thị ngay sau 4-6 tuần tuổi.

Các trẻ nằm trong nhóm nguy cơ cần phải được theo dõi hàng năm trong giai đoạn phát triển nhạy cảm (từ sau sinh đến 4 tuổi).

Việc cải thiện và phục hồi thị lực phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của bệnh nhân cũng như sự hiểu biết và phối hợp phía gia đình người bệnh, mức độ nhược thị, tuổi của bệnh nhân, các bệnh lý mắt kèm theo và phương pháp điều trị.

Các chuyên gia bệnh lý Mắt tại trung tâm Y Khoa Prima Saigon: