Cườm nước, Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn
Bị cườm nước (Glôcôm), khi nào cần đi khám mắt?
14 Tháng tư, 2024
Glôcôm là nhóm bệnh lý tại đầu dây thần kinh thị giác, gây tổn hại thần kinh, mất thị trường, thậm chí dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Đây thường là bệnh tiến triển mãn tính, khiến bệnh nhân phải chung sống và điều trị cả đời. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh của bệnh, bác sĩ nhãn khoa sẽ có những chỉ định thời gian tái khám định kỳ khác nhau đối với mỗi bệnh nhân.
Trong một số trường hợp, trong quá trình điều trị bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường, cấp tính cần phải được kiểm tra và xử lý sớm. Do đó, việc nắm bắt được đâu là những dấu hiệu cảnh báo cho người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám ngay là hết sức cần thiết.
Dấu hiệu bệnh nhân Glôcôm cần đi khám mắt
Theo BS An Trịnh, trưởng khoa Mắt @ bệnh viện Mắt Prima Saigon , ngoài việc tuân thủ lịch khám mắt định kỳ, người mắc bệnh Glôcôm cần để ý tới sự thay đổi của thị lực trong ngày để thăm khám với bác sĩ khi cần thiết.
Đối với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tái khám định kỳ khác nhau dựa trên các nguyên tắc như:
- Tái khám dựa trên ngày phẫu thuật. Bệnh nhân Glôcôm mới phẫu thuật thường được chỉ định thăm khám mắt sau 1 tuần – 1 tháng – 3 tháng. Sau 3 tháng, nếu nhãn áp được điều chỉnh ổn định, bệnh nhân sẽ tái khám định kỳ 3 tháng/lần trong năm đầu, 6 tháng/lần trong năm thứ hai.
- Tái khám dựa trên mức độ nặng/nhẹ của bệnh. Đối với bệnh nhẹ, người bệnh khám mắt định kỳ 4 – 6 tháng 1 lần. Đối với bệnh trung bình, người bệnh khám mắt định kỳ 3 – 4 tháng 1 lần.
- Đối với bệnh nặng (nguy cơ cao mất chức năng thị giác, nhãn áp dao động hoặc điều chỉnh không ổn định, nghi ngờ bệnh tiến triển), người bệnh khám mắt định kỳ 1 – 2 tháng 1 lần.
- Nếu phát hiện những triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa trong thời gian sớm nhất vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển:
Đối với Glôcôm góc đóng đơn cấp: Người bệnh đau nhức mắt đột ngột, cơn đau lan lên đỉnh đầu, mắt đỏ, mi sưng nề, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt nhiều, nhãn cầu căng cứng như hòn bi. Đồng thời, người bệnh gặp một số triệu chứng toàn thân như buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều, đau bụng, tiêu chảy.
Đối với Glôcôm góc đóng bán cấp: Người bệnh gặp các triệu chứng tương tự như Glôcôm góc đóng đơn cấp nhưng mức độ nặng hơn, cơn đau nhức thường chỉ xảy ra thoáng qua, thị lực trong ngày không ổn định.
Đối với Glôcôm góc đóng mạn tính: Người bệnh thường ít dấu hiệu nhận biết hơn, triệu chứng rõ ràng nhất là thị lực suy giảm, có thể kiểm tra bằng cách bịt một bên mắt để kiểm tra thị lực của mắt còn lại.
Đối với Glôcôm góc mở: Người bệnh thường gặp tình trạng căng tức và nặng vùng mắt xuất hiện thoáng qua, tầm nhìn mờ như có màn sương che phủ trước mắt.
Đặc biệt, người bệnh cần đi khám lại mắt ngay nếu hết thuốc điều trị. Bệnh nhân không nên ngừng điều trị Glôcôm dù chỉ một ngày vì điều này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả phác đồ điều trị của bác sĩ nhãn khoa và toàn bộ quá trình duy trì thị lực trước đó.
BS An Trịnh, trưởng khoa Mắt @ bệnh viện Mắt Prima Saigon
Liên hệ đặt lịch thăm khám Mắt cùng đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa đầu ngành tại Bệnh viện Mắt Prima Saigon
- Địa chỉ: 27 Kỳ Đồng, phường 9, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Số 27 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM
- Website: https://primahealth.vn/en/
- Giờ làm việc: 07:30 – 17:00 từ Thứ Hai – Thứ Bảy
- HOTLINE : 0919-209-039 hay 1900 – 9115
Bệnh viện Mắt Prima Saigon khuyến khích bệnh nhân đặt hẹn khám trước khi tới ít nhất 03 ngày việc để được ưu tiên sắp xếp lịch khám và giảm thời gian chờ đợi.
Glôcôm là nhóm bệnh lý tại đầu dây thần kinh thị giác, gây tổn hại thần kinh, mất thị trường, thậm chí dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Đây thường là bệnh tiến triển mãn tính, khiến bệnh nhân phải chung sống và điều trị cả đời. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh của bệnh, bác sĩ nhãn khoa sẽ có những chỉ định thời gian tái khám định kỳ khác nhau đối với mỗi bệnh nhân.
Trong một số trường hợp, trong quá trình điều trị bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường, cấp tính cần phải được kiểm tra và xử lý sớm. Do đó, việc nắm bắt được đâu là những dấu hiệu cảnh báo cho người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám ngay là hết sức cần thiết.
Dấu hiệu bệnh nhân Glôcôm cần đi khám mắt
Theo BS An Trịnh, trưởng khoa Mắt @ bệnh viện Mắt Prima Saigon , ngoài việc tuân thủ lịch khám mắt định kỳ, người mắc bệnh Glôcôm cần để ý tới sự thay đổi của thị lực trong ngày để thăm khám với bác sĩ khi cần thiết.
Đối với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tái khám định kỳ khác nhau dựa trên các nguyên tắc như:
- Tái khám dựa trên ngày phẫu thuật. Bệnh nhân Glôcôm mới phẫu thuật thường được chỉ định thăm khám mắt sau 1 tuần – 1 tháng – 3 tháng. Sau 3 tháng, nếu nhãn áp được điều chỉnh ổn định, bệnh nhân sẽ tái khám định kỳ 3 tháng/lần trong năm đầu, 6 tháng/lần trong năm thứ hai.
- Tái khám dựa trên mức độ nặng/nhẹ của bệnh. Đối với bệnh nhẹ, người bệnh khám mắt định kỳ 4 – 6 tháng 1 lần. Đối với bệnh trung bình, người bệnh khám mắt định kỳ 3 – 4 tháng 1 lần.
- Đối với bệnh nặng (nguy cơ cao mất chức năng thị giác, nhãn áp dao động hoặc điều chỉnh không ổn định, nghi ngờ bệnh tiến triển), người bệnh khám mắt định kỳ 1 – 2 tháng 1 lần.
- Nếu phát hiện những triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa trong thời gian sớm nhất vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển:
Đối với Glôcôm góc đóng đơn cấp: Người bệnh đau nhức mắt đột ngột, cơn đau lan lên đỉnh đầu, mắt đỏ, mi sưng nề, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt nhiều, nhãn cầu căng cứng như hòn bi. Đồng thời, người bệnh gặp một số triệu chứng toàn thân như buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều, đau bụng, tiêu chảy.
Đối với Glôcôm góc đóng bán cấp: Người bệnh gặp các triệu chứng tương tự như Glôcôm góc đóng đơn cấp nhưng mức độ nặng hơn, cơn đau nhức thường chỉ xảy ra thoáng qua, thị lực trong ngày không ổn định.
Đối với Glôcôm góc đóng mạn tính: Người bệnh thường ít dấu hiệu nhận biết hơn, triệu chứng rõ ràng nhất là thị lực suy giảm, có thể kiểm tra bằng cách bịt một bên mắt để kiểm tra thị lực của mắt còn lại.
Đối với Glôcôm góc mở: Người bệnh thường gặp tình trạng căng tức và nặng vùng mắt xuất hiện thoáng qua, tầm nhìn mờ như có màn sương che phủ trước mắt.
Đặc biệt, người bệnh cần đi khám lại mắt ngay nếu hết thuốc điều trị. Bệnh nhân không nên ngừng điều trị Glôcôm dù chỉ một ngày vì điều này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả phác đồ điều trị của bác sĩ nhãn khoa và toàn bộ quá trình duy trì thị lực trước đó.
BS An Trịnh, trưởng khoa Mắt @ bệnh viện Mắt Prima Saigon
Liên hệ đặt lịch thăm khám Mắt cùng đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa đầu ngành tại Bệnh viện Mắt Prima Saigon
- Địa chỉ: 27 Kỳ Đồng, phường 9, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Số 27 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM
- Website: https://primahealth.vn/en/
- Giờ làm việc: 07:30 – 17:00 từ Thứ Hai – Thứ Bảy
- HOTLINE : 0919-209-039 hay 1900 – 9115
Bệnh viện Mắt Prima Saigon khuyến khích bệnh nhân đặt hẹn khám trước khi tới ít nhất 03 ngày việc để được ưu tiên sắp xếp lịch khám và giảm thời gian chờ đợi.