icon
icon
Đặt Lịch Hẹn
Thông tin bệnh nhân
Chọn Bệnh viện/ Phòng khám và chuyên khoa
Ngày và Giờ thích hợp
Bằng cách nhấn nút Đăng ký hoặc nút gửi thông tin đi, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.
icon
icon
icon
Submitted
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đặt hẹn tại . Chúng tôi sẽ cố gắng sắp xếp theo yêu cầu của bạn, tuy nhiên thời gian có thể thay đổi tùy theo lịch làm việc của bác sĩ. Chúng tôi sẽ liên hệ trong vòng 24 tiếng để xác nhận buổi hẹn.
icon

Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn, Mắt trẻ em

Những bệnh Mắt thường gặp ở trẻ

13 Tháng Hai, 2024

BS CKII Thảo Võ, Chief Medical Officer @  Prima Saigon cho biết  các bệnh về mắt ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy hại đến thẩm mỹ, sự phát triển và tương lai của bé.

BS CKII Thảo Võ, giám đốc Y Khoa @ Prima Saigon cho biết kiểm soát tiến triển của bất đồng khúc xạ ở trẻ là một quá trình lâu dài

BS CKII Thảo Võ, giám đốc Y Khoa @ Prima Saigon cho biết kiểm soát tiến triển của bất đồng khúc xạ ở trẻ là một quá trình lâu dài

Vì vậy bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kì, điều trị kịp thời nhằm mang lại cho bé yêu đôi mắt khỏe mạnh.

TẬT KHÚC XẠ

“Tật khúc xạ là một bệnh thời đại”, trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị điện tử đầy yếu tố giải trí hơn những đồ chơi truyền thống tẻ nhạt. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải tật khúc xạ ở trẻ, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học.

Tổ chức Y Tế Thế Giới: trẻ mắc tật cận thị, luôn đi kèm với nguy cơ tăng độ liên tục trong suốt quá trình phát triển.

Tổ chức Y Tế Thế Giới: trẻ mắc tật cận thị, luôn đi kèm với nguy cơ tăng độ liên tục trong suốt quá trình phát triển.

Về cơ bản, tật khúc xạ bao gồm: cận, viễn, loạn thị và chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt.

Dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ mắc tật khúc xạ:

  • Trẻ có xu hướng đưa sách lại gần mắt hơn hoặc ngồi gần Tivi hơn (nguy cơ cận thị)
  • Dơ tay dụi mắt khi tập trung quá lâu vào một vật nào đó.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
  • Nhắm một mắt khi đọc sách hay xem thiết bị điện tử
  • Nheo mắt hoặc nghiêng đầu để nhìn rõ hơn.
  • Trẻ cảm thấy mỏi mắt, nhức mắt, nhức đầu khi đọc sách, xem điên thoại hay nhìn ở cự ly gần, đôi khi bị đỏ mắt nếu cố gắng nhìn lâu (nguy cơ viễn thị).
  • Trẻ thấy hình ảnh bị mờ, nhòe, không rõ hoặc méo mó (nguy cơ loạn hị)
  • Trẻ cảm thấy mỏi mắt, nhìn kém ở mọi khoảng cách.
  • Sợ ánh mặt trời, thường xuyên nheo mắt.
  • Các dấu hiệu khác đi kèm: chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ.

Làm gì khi nghi ngờ hoặc biết trẻ đã mắc tật khúc xạ:

Phụ huynh cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để có phương hướng điều trị thích hợp, đeo kính là phương pháp ra đời sớm nhất và tối ưu nhất cho trẻ (ngoài ra còn có phương pháp Ortho-K).

Prima Saigon: Tật khúc xạ (cận thị - loạn thị - viễn thị) khiến cho mắt không nhận được hình ảnh rõ nét, gây ra sự phát triển thị giác bất thường, dẫn đến nhược thị.

Prima Saigon: Tật khúc xạ (cận thị – loạn thị – viễn thị) khiến cho mắt không nhận được hình ảnh rõ nét, gây ra sự phát triển thị giác bất thường, dẫn đến nhược thị.

Chú ý thói quen sinh hoạt cần cải thiện cho trẻ:

  1. Học tập và tham gia thể dục thể thao ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tận dụng nguồn sáng tự nhiên : mắt trời.
  2. Ánh sáng mặt trời kích thích việc sản sinh ra Vitamin D, là thứ vitamin giúp bảo vệ hệ miễn dịch và não bộ, và có thể cũng điều hòa sự lành mạnh cho mắt.
  3. Phụ huynh cần phải lưu ý tư thế ngồi học của trẻ, nhắc trẻ nghỉ ngơi ngắt quãng khi học tập trong thời gian dài.
  4. Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt.

Trẻ cần được thăm khám mắt định kỳ tránh trường hợp trẻ có tật khúc xạ nhưng không được đeo kính hoặc đeo kính đúng độ gây nên tình trạng nhược thị

KHÔ MẮT – MỎI MẮT

Dấu hiệu nhận biết:

  • Thường xuyên dụi mắt.
  • Mắt đỏ hoặc đỏ ngầu.
  • Trẻ nhỏ hay có cảm giác mắt khô, khó chịu, nóng rát và ngứa mắt.
  • Trẻ cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng khi nhìn, ra ngoài trời cảm giác dễ bị chói nắng và nheo mắt
  • Chảy nước mắt quá nhiều.
  • Nhìn mờ, đặc biệt là sau khi đọc hoặc sử dụng thiết bị số.
  • Chớp mắt thường xuyên.

Nguyên nhân thường chủ yếu vì trẻ quá chú tâm vào điện thoại, tivi,… khiến cho mắt không đủ số lần chớp mắt hoặc không cung cấp đủ độ ẩm. Đặc biệt, những trẻ ít nước mắt thường có khả năng mắc bệnh này rất cao,do mắt không được cung cấp đủ độ ẩm giúp mắt hoạt động và hạn chế tổn thương, nhiễm trùng. Ngoài ra còn do 1 số nguyên nhân: viêm kết mạc, thiếu vitamin A, dị ứng khi dùng thuốc kháng histamin…

Để cải thiện tình trạng khô mắt cho trẻ, hãy tập những thói quen tốt sau đây:

  • Dạy trẻ chớp mắt chậm rãi và đều. Tốt nhất là từ 12 – 18 lần mỗi phút để dàn đều nước mắt và làm ẩm hoàn toàn.
  • Hạn chế để trẻ thức khuya, ngủ đủ ít nhất từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Mục đích để mắt trẻ được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi.
  • Hạn chế để mắt trẻ mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng chói, khói bụi ô nhiễm, gió mạnh hay môi trường độ ẩm thấp. Kèm theo đó, hãy thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo.

Cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cung cấp đầy đủ vitamin A cho trẻ, gồm thực phẩm chứa vitamin A (thức ăn động vật), carotene (rau màu xanh đậm và củ màu da cam)

LÁC (HAY CÒN GỌI LÀ LÉ)

Dấu hiệu nhận biết:

Lác rất dễ nhận biết khi tự soi gương hay người xung quanh phát hiện thấy tình trạng mắt lệch. Lác mắt là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em với tỷ lệ 4%, lác không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn là nguy cơ dẫn đến nhược thị.

Tùy theo nguyên nhân, tình trạng bệnh lý, thậm chí một số trường hợp lé không có biểu hiện bên ngoài khi trẻ còn quá nhỏ. Do đó, cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ nhãn khoa để có thể phát hiện kịp thời các bệnh về mắt và có biện pháp can thiệp sớm.

NHƯỢC THỊ

Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động và sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác. Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi nó có thể làm giảm thị lực ở cả hai mắt, dẫn đến thị lực bị giảm sút mà không thể điều trị bằng cách chỉnh độ kính.

Tập nhược thị @ Prima Saigon

Tập nhược thị @ Prima Saigon

Thị lực chỉ đạt dưới 7/10 và không thể đạt được 10/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu.

Biểu hiện duy nhất của nhược thị là nhìn mờ

Nhược thị có thể đưa đến nhiều tác hại đối với trẻ, làm ảnh hưởng đến học tập, ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây ảnh hưởng lâu dài làm cho mắt, thị lực bị giảm sút, thậm chí mù lòa nếu không được điều trị.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhược thị. Để phòng tránh sớm bệnh nhược thị ở trẻ nhỏ thì tất cả trẻ em cần được thăm khám bác sĩ nhi khoa, bác sĩ nhãn khoa trước 4 tuổi để phát hiện những bất thường về mắt định kì ít nhất 2 lần/ năm, để từ đó có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.

DỊ ỨNG MẮT

Khi bị mắc viêm kết mạc dị ứng, trẻ thường có các biểu hiện điển hình dưới đây:

  • Ngứa mắt dữ dội hoặc bỏng mắt.
  • Mí mắt sưng húp, thể hiện rõ nhất vào buổi sáng.
  • Đỏ mắt.
  • Chảy nước mắt hoặc tiết dịch mắt.
  • Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng.
  • Trẻ có cảm giác rát ở mắt.
  • Giãn các mạch máu trong kết mạc mắt.

Trẻ nhỏ chưa ý thức được mức độ nguy hiểm nếu dùng dụi mắt liên tục, mà chỉ theo phản xạ tự nhiên. Do vậy, bố mẹ cũng nên lưu ý và chú ý hơn đến trẻ khi thấy dấu hiệu dị ứng mắt.

Các biện pháp điều trị tại nhà có vai trò vô cùng quan trọng, giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khó chịu do viêm kết mạc dị ứng gây ra. Phụ huynh có thể áp dụng thử một số cách sau cho trẻ, bao gồm:

  • Tránh để trẻ ra ngoài trời vào giữa buổi sáng và đầu buổi tối, bởi đây là thời điểm mật độ phấn hoa tăng cao nhất.
  • Sử dụng máy lọc không khí nhằm làm sạch hơn môi trường quanh trẻ.
  • Khi trẻ ở ngoài trời, hãy cho bé đeo kính râm hoặc sử dụng các thiết bị bảo vệ mắt khác nhằm hạn chế nguy cơ tiếp xúc mắt với phấn hoa, bụi.
  • Thường xuyên vệ sinh chăn, tấm trải giường bằng nước nóng, nhất là gối nhằm hạn chế mạt bụi.
  • Sử dụng khăn hoặc giẻ ẩm để lau sàn và lau bụi.
  • Không cho thú cưng vào phòng ngủ của trẻ khi bé đang bị viêm kết mạc dị ứng.
  • Rửa sạch tay sau khi tiếp xúc hoặc vuốt ve động vật.
  • Dọn dẹp sạch sẽ những khu vực ẩm ướt trong nhà, chẳng hạn như tầng hầm, nhà bếp và phòng tắm để loại bỏ nấm mốc.
  • Khuyên trẻ không nên dụi mắt ngay cả khi ngứa mắt.
  • Khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng, bạn cần nhanh chóng dùng khăn ướt hoặc nước để rửa sạch chúng ra khỏi mắt trẻ. Sau đó, chườm mát lên vùng mắt đang sưng ngứa.

Ngoài việc thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà, bạn cũng có thể tham khảo một số loại thuốc theo lời khuyên của bác sĩ để điều trị viêm kết mạc dị ứng cho trẻ. Vui lòng đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa mắt, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ nhãn khoa.

LẸO MẮT

Lẹo mắt hay chắp mắt ở trẻ sơ sinh là một loại mụn nhỏ mọc ở bờ mi mắt hay dưới chân lông mi do một loại tuyến nhỏ ở bờ mi bị nhiễm trùng. Lẹo mắt thường xuất hiện, rồi biến mất sau khi điều trị nhưng rất dễ tái phát lại nếu không được điều trị dứt điểm dưới sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

ĐAU MẮT ĐỎ

Đau mắt đỏ là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi vào các thời điểm trong năm. Bệnh này có tỷ lệ biến chứng ở mức 20% chủ yếu do viêm giác mạc. Nguyên nhân bởi vi khuẩn và các virus gây ra. Bệnh đau mắt đỏ có triệu chứng sưng, mắt tấy đỏ, xuất huyết xảy ra dưới kết mạc,…

Đau mắt đỏ rất dễ lây lan qua môi trường, sự tiếp xúc gần, tia bọt bắn ra lúc nói chuyện… Vệ sinh cẩn thận là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan.

TẮC TUYẾN LỆ

Là khuyết tật thường gặp nhất của lệ bộ của trẻ sơ sinh. Ở một số trė sơ sinh, do các lỗ mở vào ống dẫn lệ (lệ đạo) chưa hình thành đúng cách gây ra tắc nghẽn và nước mắt không thể thoát xuống ngách műi dưới theo đường tự nhiên. Có tới 6% trẻ sơ sinh tắc lệ đạo bẩm sinh, có nghĩa là nó xuất hiện ngay từ khi mới sinh. Lệ đạo có thế bi tắc ở một hoặc cả hai mắt. Tuy vậy, gần như tất cả các ống dẫn lệ bị tắc đều tự mở ra, muộn nhất là khi trẻ được 1 tuổi nên thường không ảnh hưởng đến thị lực của em bé hoặc bất kỳ di chứng lâu dài nào về mắt.

Triệu chứng của tắc lệ đạo ở trẻ khá rõ rệt: chảy nước mắt, mắt có ghèn nhưng không đỏ (khi chưa viêm nhiễm do bội nhiễm), nước mắt có dịch mờ đục, vàng trong.

GLÔCÔM BẨM SINH

Glôcôm bẩm sinh là hình thái glocom thường gặp nhất trong các nhóm bệnh glôcôm ở trẻ em. Bệnh xảy ra do sự phát triển bất thường của hệ thống thoát lưu thuỷ dịch bên trong mắt. Đó có thể là những bất thường về cấu trúc của góc tiền phòng (thể nguyên phát) hoặc kèm theo những bất thường ở các phần khác của mắt (thể thứ phát). Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh glocom bẩm sinh có thể ngăn ngừa mù loà cho trẻ.

Trường hợp điển hình biểu hiện với giác mạc to, phù giác mạc. Bé thường sợ ánh sáng dữ dội (không dung nạp ánh sáng), co quắp mi (luôn nhắm mắt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời) và chảy nước mắt nhiều. Các dấu hiệu khác khi thăm khám như củng mạc mỏng, nhãn áp thường cao và tổn hại thị thần kinh.

Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nghi ngờ của glocom, hãy đưa bé đến khám và tư vấn với bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt.

SỤP MI BẨM SINH

Nguyên nhân gây sụp mi mắt ở trẻ em có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải:

  • Sụp mi bẩm sinh: Chiếm khoảng từ 50- 70% các trường hợp sụp mi. Nguyên nhân chủ yếu do bất thường về cơ như: rối loạn, thay đổi kết cấu các sợi cơ nâng mi dẫn đến suy giảm chức năng của cơ nâng mi. Hiếm gặp hơn là sụp mi bẩm sinh do gián đoạn dẫn truyền thần kinh – cơ. Sụp mi bẩm sinh có thể đi kèm các bất thường khác về vận nhãn như: lác, lé; hẹp khe mi bẩm sinh hoặc dị dạng sọ mặt.
  • Sụp mi mắc phải: có thể gặp trong chấn thương, liệt dây thần kinh số 3, bệnh lý nhược cơ, hội chứng Horner…

Biểu hiện của sụp mi ở trẻ em:

  • Trẻ bị sụp mi bẩm sinh thường xuất hiện một mắt hoặc cả hai mắt nhỏ hơn bình thường ngay từ khi mới sinh. Nếu sụp mi nhẹ, một bên mắt trẻ có thể không có triệu chứng chủ quan hoặc có thể có nheo mắt, nháy mắt khi tập trung quan sát. Nếu sụp mi nặng có thể kèm theo các dấu hiệu như: ngửa cổ, rướn trán khi nhìn, nhìn kém.
  • Sụp mi do liệt dây thần kinh số 3 thường đi kèm lác ngoài, hạn chế vận nhãn lên- xuống- vào trong, giãn đồng tử. Sụp mi do nhược cơ có thể thay đổi mức độ sụp mi trong ngày kèm theo các triệu chứng khó thở, khó nuốt…

Trẻ bị sụp mi nếu không được khám và điều trị sớm sẽ dẫn tới các tổn thương mắt gây suy giảm thị lực ở trẻ. Sụp mi nặng gây giảm hoặc mất thị lực, gây lệch vẹo đầu cổ do phải ngửa cổ kéo dài để quan sát.

QUẶM MI MẮT BẨM SINH

  • Quặm mi ở trẻ em là một dạng quặm mi bẩm sinh. Đây là hiện tượng bờ mi lộn vào trong, đẩy hàng lông mi cọ xát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị. Tỷ lệ quặm mi dưới bẩm sinh khoảng 2%. Khi bị quặm do hàng lông mi cọ xát vào giác mạc làm trẻ khó chịu hay dụi mắt gây viêm kết mạc.
  • Ở những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lông mi chưa đủ cứng để gây tổn hại giác mạc do đó có thể cho trẻ tra thuốc (dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh như tobrex) và hướng dẫn cho bố mẹ trẻ cách vuốt bờ mi nhằm mục đích làm cho bờ mi bật ra ngoài, lông mi không cọ vào giác mạc tránh tổn hại giác mạc.
Prima Saigon: quặm mi

Prima Saigon: quặm mi

Phụ huynh nên cho trẻ thăm khám tại bệnh viện mắt Prima Saigon để bác sĩ tư vấn, hướng dẫn thao tác cũng như chỉ định điều trị nếu mắt bé có dấu hiệu đỏ mắt, sốt, chảy ghèn vàng.

Các chuyên gia Lasik & Khúc Xạ @ trung tâm Y Khoa Prima Saigon

Liên hệ

Prima Saigon là một trong những bệnh viện Mắt Uy tín  tại Việt Nam, được đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam Công Nhận

Liên hệ đặt lịch thăm khám Mắt cùng đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa đầu ngành tại Trung tâm Y Khoa  Prima Saigon

  • Địa chỉ: 27 Kỳ Đồng, phường 9, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Số 27 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM
  • Website: https://primahealth.vn/en/
  • Giờ làm việc: 07:30 – 17:00 từ Thứ Hai – Thứ Bảy
  • HOTLINE : 0919-209-039 hay 1900 – 9115

Prima Saigon khuyến khích bệnh nhân đặt hẹn khám trước khi tới ít nhất 03 ngày việc để được ưu tiên sắp xếp lịch khám và giảm thời gian chờ đợi.